Kinh doanh phòng gym có lời không? Bài toán LÃI – LỖ được nhắc đến đầu tiên khi có bất cứ ý định kinh doanh nào nhen nhóm trong đầu. Đặc biệt đối với phòng gym – khi các khoản chi phí đầu tư không hề nhỏ.
Nếu bạn đang tìm hiểu và có ý định kinh doanh phòng gym, hãy dành vài phút để cùng GYMdesign phân tích, tìm câu trả lời thỏa đáng. Từ đó, quyết định xem có nên đầu tư hay không nhé.
Về nhu cầu tập luyện
Tập gym không chỉ đáp ứng nhu cầu rèn luyện sức khỏe. Mà hơn thế nữa, còn mang lại một thân hình quyến rũ, body đẹp. Có sức hút với nữ giới/ nam giới.
Mục đích tập thể hình của mỗi người là khác nhau. Có người vì muốn giảm cân, có người lại cần tăng cân hoặc tăng cơ, tăng chiều cao. Tăng vòng 1, giảm eo, tăng vòng 3…
Nhu cầu rèn luyện sức khỏe trải dài trên các phân khúc khách hàng. Khách hàng tầm trung hoặc có thu nhập trung bình cho đến người nổi tiếng, có thu nhập cao.
Kinh doanh phòng tập gym là một thị trường đầy tiềm năng, rất năng động. Và có xu hướng phát triển ngày càng mạnh mẽ. Nếu nhắm đúng, nhắm trúng tâm lý, khách hàng mục tiêu, chắc chắn sẽ mang lại nguồn doanh thu không hề nhỏ cho phòng tập.
Về chi phí đầu tư phòng tập
Các khoản chi phí đầu tư phòng tập mà chủ kinh doanh phải chuẩn bị bao gồm:
- Chi phí thiết kế phòng tập
- Thuê mặt bằng
- Mua trang thiết bị máy móc
- Thuê PT
- Thuê nhân viên
- Chi phí marketing
- Các khoản khác như điện, nước, điều hòa nóng lạnh…
Quy mô phòng tập gym rất đa dạng. Từ phòng gym bình dân đến tầm trung, cao cấp. Phòng tập fitness (kết hợp gym, yoga, boxing… ). Tương ứng với mỗi quy mô kinh doanh mà chủ đầu tư đã lựa chọn, sẽ phải chi trả mức giá hợp lý. Giao động từ trên 100 triệu đến cả tỷ đồng, bạn có thể mở một phòng gym.
Trong các khoản chi phí trên, thành phần tạo ra giá trị doanh thu cao nhất chính là máy móc thiết bị. Khi setup phòng gym, chủ đầu tư chọn mua máy mới của các đơn vị cung cấp uy tín thì độ bền rất cao. Có thể từ 3 – 7 năm tùy từng loại. Đây là tài sản cố định, sử dụng lâu dài.
Về nguồn doanh thu khi mở phòng tập gym
Tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu xem doanh thu phòng tập sẽ đến từ những nguồn nào. Hoạch định doanh thu đầu vào sẽ giúp chủ đầu tư đối chiếu ngân sách, giải quyết bài toán LÃI – LỖ trong kinh doanh. Từ đó có nắm bắt tình hình thực tế, từ đó đưa ra những bước tiến phù hợp.
-
Doanh thu từ lệ phí tập
Đây là doanh thu chính, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các phòng tập. Bao gồm lệ phí thu từ member đến phòng tập và PT cá nhân hướng dẫn. Điều này xuất phát từ nhu cầu thực tế của khách hàng.
Thông thường, doanh thu từ PT cá nhân sẽ tương ứng với các phòng tập fitness chuyên nghiệp. Đối tượng khách hàng cao cấp (diễn viên, ca sĩ, người nổi tiếng, nghệ sĩ, doanh dân, tiểu thư, công tử…). Đây là tệp khách hàng có nhu cầu được thiết kế những bài tập riêng biệt, phù hợp với cơ địa và mong muốn của mình. Họ sẽ được tập luyện theo kiểu “ một thầy một trò”.
Doanh thu từ PT sẽ theo từng nhu cầu của khách hàng, không có giá cố định. Tùy từng gói tập, có thể từ 20.000 đồng cho đến cả trăm triệu 1 gói tập.
Doanh thu từ member có ở tất cả các quy mô phòng tập: từ phòng tập gym bình dân giá rẻ đến phòng gym cao cấp, 5 sao. Với mỗi quy mô, sẽ có các gói tập chi phí phù hợp.
Phòng gym bình dân có chi phí từ 200.000 – 500.000 đồng/ tháng.
Phòng gym tầm trung có mức chi phí từ 800.000 – 1.000.000 đồng/ tháng.
Phòng gym cao cấp có mức chi phí từ vài chục đến cả trăm triệu đồng theo các gói tập. Thậm chí, những gói tập cả năm có thể từ 300.000 triệu – 600.000 triệu đồng/ gói.
-
Doanh thu từ quầy bán phụ kiện tập kèm theo
Quầy bán phụ kiện sẽ tùy thuộc vào từng quy mô phòng tập. Thông thường các phòng tập gym bình dân sẽ không setup quầy bán đồ. Còn các phòng gym tầm trung đến phòng fitness cao cấp. Đến 99% chủ đầu tư sẽ yêu cầu thiết kế thêm những quầy bán phụ kiện kèm theo.
Một số mặt hàng như: túi xách đựng đồ, bình nước, khăn, giầy tập, quần áo tập gym nam/ nữ, găng tay, dây kháng lực…
Doanh thu từ quầy bán phụ kiện có thể mang lại cho chủ đầu tư thêm từ 50 – 100 triệu đồng/ tháng. Như vậy liệu kinh doanh phòng gym có lời không?
-
Doanh thu từ bán đồ ăn, nước uống
Có thể setup thêm một số quầy bán đồ uống, đồ ăn nhẹ phù hợp với môi trường phòng tập cho các học viên. Ví dụ, bán thêm nước lọc tinh khiết, giá từ 10.000 – 15.000 đồng/chai. kèm theo đồ ăn nhẹ giá từ 20.000 – 30.000 suất.
Trung bình 1 ngày bán khoảng 100 chai nước cũng thu được 1 – 1,5 triệu đồng. Cộng thêm từ 20 – 30 suất đồ ăn nhẹ có thể thu được thêm từ 400 nghìn đồng trở lên.
-
Doanh thu từ các thực phẩm chức năng được phép kinh doanh trong phòng tập
Chủ đầu tư hoàn toàn có thể setup thêm quầy nhỏ để bày bán các loại thực phẩm chức năng, sữa tập gym, tập tạ. Hiện nay nhiều bên chuyên cung cấp thực phẩm chức năng phòng tập mở rộng cơ hội hơn cho chủ đầu tư.Theo đó, không phải bỏ tiền mua đứt sản phẩm, mà mở gian hàng và trưng bày. Có khách sẽ bán.
Các thực phẩm chức năng cho người tập gym sẽ mang lại thêm một khoản doanh thu đáng kể cho phòng tập. Đặc biệt là các phòng tập fitness 4 sao, 5 sao.
Chưa kể đến doanh thu từ các dịch vụ khác của phòng tập gym như: xông hơi, bể bơi,
Đầu tư phòng thể hình bao lâu thu hồi vốn? Như vậy, nếu “chăm sóc” tốt các hội viên cũ. Kết hợp đẩy mạnh các chiến dịch marketing tiếp cận khách hàng tiềm năng mới. Chỉ khoảng 1 năm hoạt động, phòng tập đã có thể thu hồi vốn đầu tư.
Phòng tập của anh Nguyễn Văn Mạnh ở Vũng Tàu là một trường hợp tương tự. Chỉ sau 1 năm kinh doanh, anh đã thu hồi được đến 95% vốn bỏ ra.
Về thời gian kinh doanh
Các chuyên gia về gym cho biết, thời gian luyện tập thể hình tốt nhất là buổi sáng và chiều tối. Do đó, đây sẽ là khoảng thời gian phòng tập đông khách nhất. Hai khung giờ hoạt động của phòng tập thường từ 5h – 8h sáng và 16h – 20h chiều. Ngoài 2 khung giờ này, bạn có thể làm thêm các công việc khác, kiếm thêm thu nhập.
Vậy mở phòng gym có lời không?
Quay trở lại câu hỏi, mở phòng tập thể hình có lời không? Nhìn vào những phân tích trên đây, chắc chắn bạn sẽ thấy “sao kinh doanh phòng gym lời cao đến thế”, đúng là một vốn 4 lời…
Kinh doanh phòng gym mang lại lợi nhuận cao. Nhưng khoan. Đừng vì những lợi nhuận hào nhoáng kể trên mà vội vã lao đầu vào kinh doanh. Vì cũng có không ít trường hợp thất bại, mất trắng khi kinh doanh phòng tập mà không có kế hoạch.
Bạn nên tìm hiểu thêm:
>> 10 sai lầm khi kinh doanh phòng gym – Hãy đọc nếu không muốn kinh doanh thất bại
>> Mở phòng tập gym cần chuẩn bị những gì?
Hãy xem xét đến khả năng, tiềm năng, cùng niềm đam mê cháy bỏng khi quyết định theo ngành GYM này.
Kinh doanh phòng gym có lời không? Kinh doanh phòng gym là thị trường tiềm năng và sẽ mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư khi đi đúng hướng. Chúc bạn sẽ sớm thành công với ngành nghề này nhé!