Kế hoạch kinh doanh phòng tập yoga – Hướng dẫn chi tiết từ A – Z

Kế hoạch kinh doanh phòng tập yoga cực kỳ quan trọng. Bắt đầu hoạt động mà không có một bản kế hoạch chi tiết. Đây chính là một trong những lý do chủ chốt khiến phòng tập yoga bị thụt lùi và phá sản sau khi thành lập. Nhưng nên bắt đầu xây dựng bản kế hoạch kinh doanh yoga từ đâu? Hướng đi nào là đúng đắn? 

Đừng lo lắng! Trong phạm vi bài viết này, GYMdesign sẽ hướng dẫn đầy đủ và chi tiết bạn cách xây dựng plan kinh doanh yoga bài bản và chi tiết.

ke-hoach-kinh-doanh-yoga

Kế hoạch kinh doanh phòng tập yoga là gì?

Kế hoạch kinh doanh yoga là gì? Tại sao một bản kế hoạch chi tiết lại quan trọng như vậy? Theo investopedia định nghĩa: 

“A business plan lays out a written plan from a marketing, financial and operational viewpoint.”

Hiểu đơn giản: Một kế hoạch kinh doanh là một tài liệu bằng văn bản mô tả chi tiết về cách mà một doanh nghiệp thường là một người mới sẽ đạt được mục tiêu của mình. Một kế hoạch kinh doanh đưa ra một kế hoạch bằng văn bản từ quan điểm tiếp thị, tài chính và hoạt động. 

Đối với doanh nghiệp mới, bản kế hoạch sẽ giúp chủ phòng tập đưa ra mục tiêu, chiến lược kinh doanh sao cho hiệu quả nhất. Trong đó sẽ bao gồm các hạng mục chính sau:

  • Tóm tắt công ty 
  • Sản phẩm, dịch vụ kinh doanh
  • Chiến lược tiếp thị, bán hàng
  • Tóm tắt kinh phí, tài chính 

Giờ thì hãy bắt tay vào thực hành cùng GYMdesign! 

ke-hoach-kinh-doanh-yoga-la-gi

> Kinh doanh yoga có lời hay không?



Các bước xây dựng bản kế hoạch mở trung tâm yoga bài bản

Nghiên cứu thị trường tổng quan 

Biết người biết ta trăm trận trăm thắng

Vì thế, nếu bạn muốn sở hữu một phòng tập yoga tốt nhất, chất nhất. Trước hết hãy nghiên cứu kỹ thị trường và tìm hiểu hướng đi của mình mình. 

  • Tìm  hiểu các kiến thức về ngành nghề. 
  • Xác định xem đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn là ai, họ đang mong muốn gì ở bạn? 
  • Loại hình kinh doanh yoga mà khách hàng đang mong muốn là gì?
  • Đối thủ cạnh tranh của bạn là ai? Họ đã và đang làm những gì?
  • Có những loại hình phòng tập yoga nào đang thiếu trong khu vực mà bạn lựa chọn?
  • Bạn muốn bắt đầu với ý tưởng – mô hình kinh doanh yoga nào? 
  • Làm thế nào để cung cấp dịch vụ khác biệt so với đối thủ cạnh tranh của bạn? 

Mục đích của việc nghiên cứu thị trường là thiết lập toàn bộ những gì sẽ làm để phòng tập của bạn có sự khác biệt và nổi bật.

nghien-cuu-thi-truong

Ví dụ:

Nếu chọn khách hàng tiềm năng của bạn là “Những người yêu thích yoga”. Thì chúng tôi nghĩ đó chưa là phải một thị trường mục tiêu đủ cụ thể cho kế hoạch kinh doanh. Hãy tìm kiếm một nhóm đối tượng cụ thể khác. 

Tương tự, nếu tất cả những gì bạn vạch ra và dự định sẽ làm đều đã có một trung tâm yoga ngay bên cạnh đang làm tốt hơn. Thì đương nhiên bạn rất khó để cạnh tranh với họ. 

Vì thế hãy nghiên cứu và vạch ra hướng đi để làm tốt hơn những gì đối thủ đang có. Đồng thời tìm kiếm xu hướng mới, phong cách mới để tạo nên sự khác biệt với đối thủ. 

Cách tìm kiếm thị trường mục tiêu

Hãy phân tích nhân khẩu học của đối tượng khách hàng tiềm năng. Từ nhóm tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, tình trạng hôn nhân…

Bạn cũng có thể làm các biểu mẫu khảo sát gửi cho mọi người xung quanh khu vực. Trong đó đừng quên liệt kê những dịch vụ bản sẽ cung cấp. Tìm hiểu xem chính xác họ đang quan tâm đến dịch vụ nào bạn cung cấp. Đây là cách thu tập thông tin khách quan và nhắm trúng nhất.



Phân tích SWOT 

Phân tích SWOT là một trong những bước cơ bản để “hiểu ta, hiểu địch”. Phân tích SWOT là tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của phòng tập minh dự tính kinh doanh so với các đối thủ cạnh canh trên thị trường. 

phan-tich-swot

Lựa chọn sản phẩm, dịch vụ sẽ cung cấp 

Sau khi chọn được thị trường mục tiêu, phân tích SWOT và biết được dịch vụ gì họ đang quan tâm. Bạn có thể dễ dàng đưa ra quyết định lựa chọn loại hình kinh doanh. 

Có thể bạn quan tâm: Những mô hình kinh doanh phòng tập yoga tiềm năng nhất 2020

Đồng thời suy nghĩ xem ngoài dịch vụ tập yoga chính, phòng tập có nên kinh doanh thêm các sản phẩm phụ khác không? Ví dụ như đồ tập, trang phục tập yoga, các thực phẩm tốt cho sức khỏe? Tổ chức các buổi hội thảo, khóa học, đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm, khóa tu yoga… 

dich-vu-cung-cap

Đặt tên phòng tập yoga

Đây là bước quan trọng trong bản kế hoạch kinh doanh kinh doanh phòng tập yoga. Tên phòng tập yoga nói một cách mỹ miều như Brands Việt Nam: “chính là cái móc để treo nhãn hiệu của công ty lên chiếc thang tâm trí khách hàng trong một xã hội đầy rẫy thông tin”.

Tên gọi sẽ phân biệt phòng yoga của bạn với các đối thủ cạnh tranh. Đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của phòng tập. 

Đặt tên phòng tập yoga, bạn có thể tham khảo một vài hướng:

  • Đặt theo tên của chủ đầu tư 
  • Đặt tên theo địa chỉ, địa điểm, thành phố, khu vực 
  • Đặt tên theo loại hình đào tạo chính
  • Đặt tên theo mục tiêu, sự quyết tâm
  • Hoặc sử dụng từ viết tắt, từ tiếng anh có nghĩa liên quan…

Lựa chọn địa điểm 

Chọn đúng không gian và địa điểm là một trong những điều quan trọng nhất bạn sẽ làm khi bắt đầu kinh doanh. Nó có mối liên hệ chặt chẽ với một số phần khác nhau trong kế hoạch kinh doanh của bạn. Chẳng hạn như chiến dịch tiếp thị, tài chính, quản lý và doanh thu. 

lua-chon-dia-diem

Chính vì thế, chúng tôi khuyên chủ đầu tư nên tìm địa điểm trước khi viết kế hoạch kinh doanh. Nó cũng giúp bạn cân nhắc về đối tượng mục tiêu, giá thuê, gói dịch vụ cung cấp. 

  • Về tầm nhìn

Mặt bằng thuê phòng tập phải dễ dàng quan sát, có nhiều người qua lại. Logo, tên phòng tập treo ở vị trí hợp lý dễ thấy. Không nên chọn ngõ hẻm, khó quan sát, tầm nhìn hạn chế. 

  • Về khả năng tiếp cận

Nói về khả năng tiếp cận khách hàng, hay cũng chính là đang bàn về cách mà khách hàng sẽ đến phòng tập yoga của bạn. 

Ngay cả khi bạn đã có một bản kễ hoạch bài bản, thiết kế phòng tập đẹp. Nhưng lại chọn địa điểm khuất, hẻm, đường khó đi, không thuận tiện. Thì thật khó để khách hàng tìm đến. 

  • Về giá thuê mặt bằng

Giá thuê mặt bằng kinh doanh ở mỗi nơi sẽ khác nhau. trong trung tâm thành phố sầm uất, mặt đường lớn thì giá đắt và ngược lại. Chủ đầu tư nên xem xét điều kiện tài chính, quy mô và đẳng cấp của phòng yoga, earobic. 

  • Về đối thủ 

Ở địa điểm bạn dự tính chọn đã có yoga studio nào chưa? Nếu có sự khác biệt và tiềm năng cạnh tranh thì không sao. Còn nếu dịch vụ bạn cung cấp cũng tương tự họ thì hãy chọn một địa điểm khác. 

Bởi vì khi 2 phòng yoga có dịch vụ, quy mô, đẳng cấp nhu nhau mà đứng cạnh nhau. Thì xu hướng cạnh tranh duy nhất mà đơn cũng nghĩ đến đó là hạ giá thành. Dẫn đến doanh thu thấp. Tất nhiên chất lượng dịch vụ cũng sẽ kém đi. Vậy liệu khách hàng của bạn có còn muốn ở lại?  

  • Về những kế hoạch trong tương lai 

Không chỉ riêng yoga mà tất cả các mô hình kinh doanh đều phải vạch ra những chiến lược phát triển trong tương lai. Nghĩ đến việc mở rộng quy mô phòng tập so với hiện tại. 

Vì thế, địa điểm thuê mặt bằng cần đáp ứng được cả những dự định đó của bạn trong tương lai. 



 Củng cố cơ sở vật chất 

Tiếp theo, hãy bắt đầu đi vào chuẩn bị cơ sở vật chất cho phòng yoga. Với những gì đã nghiên cứu và thu thập được, bạn quyết định quy mô phòng tập. Xây dựng theo hướng bình dân, tầm trung, hay cao cấp.  

Chi phí mở phòng tập yoga rẻ hơn so với gym hay fitness. Khoảng từ 80 – 120 triệu đã có thể sở hữu một phòng yoga tầm trung. 

thiet-kephong-tap-yoga-dep

Các phòng chức năng phải có gồm: quầy lễ tân, sàn tập, khu vực thay đồ, tủ đồ, nhà vệ sinh, ghế nghỉ chờ. Trang trí phòng tập yoga bắt mắt, đi đúng với chủ đề đã chọn. 

Lên kế hoạch mua sắm trang thiết bị, dụng cụ tập liên quan. Đáp ứng nhu cầu tập yoga của các học viên. Thiết kế 2D, 3D phòng tập yoga là bước quan trọng mà chủ phòng tập nên thực hiện để đảm bảo cơ sở vật chất, bố trí công năng hợp lý, khoa học. 

Một mẫu thiết kế 3D phòng tập yoga sẽ cho bạn hình dung được như ví dụ mà KTS đưa ra ở dưới:

Nếu bạn chưa có ý tưởng trang trí phòng tập yoga cho mình, tham khảo ngay những mẫu thiết kế phòng yoga đẹp nhất tại đây. 



Chuẩn bị các thủ tục pháp lý mở phòng yoga 

Đừng quên khâu chuẩn bị thủ tục pháp lý trong bản kế hoạch kinh doanh phòng tập  yoga. Sau khi thiết kế phòng tập yoga hoàn thiện, chủ doanh nghiệp phải làm các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. 

Có đủ các giáy tờ pháp lý, phòng tập mới đi vào hoạt động. 

Đặt mục tiêu kinh doanh 

Phần này nghĩa là bạn đang vạch ra con đường dẫn đến thành công cho hoạt động kinh doanh của phòng tập. Hãy đặt ra các mục tiêu cụ thể, chi tiết. Có kể là 3 tháng đầu, 6 tháng đầu, 1 năm đầu. 

Bảng mục tiêu này sẽ giúp bạn đo lường hiệu quả sau thời gian kinh doanh. Nếu đạt được mục tiêu đã đề ra, hãy tiếp tục thiết lập mục tiêu mới. Còn nếu chưa hoàn thành thì phải tìm ra nguyên nhân và phương hướng giải quyết. 

muc-tieu-kinh-doanh-phong-tap

Phòng tập yoga của bạn phải luôn phát triển và phát triển lên một tầm cao mới với mọi mục tiêu bạn đạt được. Nếu bạn ngừng đặt mục tiêu và quá thoải mái với tình trạng hiện tại của mình, cơ sở của bạn sẽ bị đình trệ, vì vậy hãy luôn nghĩ về thử thách lớn tiếp theo và cách bạn sẽ hoàn thành nó.

Kế hoạch cho đội ngũ nhân viên 

Đội ngũ nhân sự cũng sẽ nằm trong kế hoạch kinh doanh của bạn. Hãy tóm tắt lần lượt chức danh, kinh nghiệp, thành tựu đạt được của mỗi người. Nhìn vào đây, bạn cũng sẽ thấy rằng bộ máy đã hoàn chỉnh chưa, còn thiếu vị trí nào cần bổ sung không? 

Ngay cả với phòng tập nhỏ chưa có điều kiện thuê nhiều nhân viên chuyên môn thì cũng nên nghĩ đến một bộ máy hoàn chỉnh. Việc này sẽ giúp bạn có kế hoạch tuyển dụng tốt nhất cho hoạt động kinh doanh yoga. 

Xây dựng chiến dịch tiếp thị

Đẻ xây dựng một chiếc lược tiếp thị, bán dịch vụ tốt nhất cho phòng yoga, chủ doanh nghiệp hãy tự mình trả lời 3 câu hỏi chính:

  1. Khách hàng lý tưởng của tôi là ai?
  2. Làm thế nào dịch vụ của tôi sẽ cộng hưởng với khách hàng lý tưởng của tôi? 
  3. Làm thế nào tôi sẽ tiếp cận khách hàng lý tưởng của tôi ? 

chien-dich-tiep-thi

Một vài ý tưởng cho kế hoạch tiếp thị, quảng bá phòng yoga của bạn:

  • Thiết kế logo, bộ nhận diện thương hiệu 
  • Suy nghĩ đến câu slogan chất nhất, chứa đựng triết lý kinh doanh và tầm nhìn của bạn.
  • Tiếp thị bằng các chiến dịch marketing online: tạo website yoga, fanpage, hội nhóm trên facebook, xây dựng kênh youtube, zalo, twitter… Càng tăng độ phủ thương hiệu thì sẽ càng có lợi cho phòng tập. 
  • Thực hiện các chiếc dịch khuyến mãi, tặng vochuer, hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm… để thu hút học viên và người quan tâm. 
  • Tiếp trị trên các báo chính thống – Đây là các tăng sự uy tín tối ưu cho các doanh nghiệp hiện nay.
  • Có thể mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp mà không phải đối thủ cạnh tranh của mình.



Dự toán chi phí 

Cuối cùng là dự toán chi phí đầu tư xây dựng trung tâm yoga và các kế hoạch tài chính phù hợp với khả năng. Các chi phí cần thiết cho một phòng tập hoạt động bao gồm:

  • Chi phí setup phòng yoga: thiết kế không gian, trang trí nội thát, mua dụng cụ tập luyện 
  • Chi phí thuê mặt bằng mỗi tháng 
  • Tiền trả lương cho nhân viên
  • Chi phí marketing tiếp thị
  • Chi phí duy trì phòng tập

du-toan-chi-phi

Đồng thời, vạch rõ các nguồn doanh thu từ hoạt động kinh doanh phòng tập. Tính toán lợi nhuận cuối cùng đạt được.

Tổng kết 

Sau khi hoàn thiện các bước trên, chủ đầu tư bắt tay vào viết bản kế hoạch kinh doanh phòng tập yoga hoàn chỉnh, chi tiết. Nhắc lại. khung sườn chính là các hạng mục: 

  • Tóm tắt công ty 
  • Sản phẩm, dịch vụ kinh doanh
  • Phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, triển vọng 
  • Chiến lược tiếp thị, bán hàng
  • Tóm tắt kinh phí, tài chính 

ke-hoach-kinh-doanh-trung-tam-yoga

GYMdeisgn chuyên setup phòng tập yoga trọn gói từ A – Z. Chúng tôi món muốn được đồng hành tư vấn, hỗ trợ bạn xây dựng bản kế hoạch kinh doanh bài bản nhất. 

Dịch vụ thiết kế phòng tập yoga của GYMdesign có gì? Mời bạn tham khảo chi tiết tại link này: https://gymdesign.vn/dich-vu/thiet-ke-phong-tap-yoga/

Địa chỉ: Số nhà 20, liền kề 03. Khu đô thị An Hưng, phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.

Hotline: 0399886692

Email: gymdesign78@gmail.com

 

>> Bỏ túi ngay 6 kinh nghiệm kinh doanh phòng tập yoga bất bại