Thị trường kinh doanh dịch vụ phòng gym đang bùng nổ. Hệ thống phòng tập từ bình dân đến cao cấp mọc lên như nấm. Chủ đầu tư nhìn thấy được khoản lợi nhuận phát sinh “khủng” từ kinh doanh phòng tập. Rất nhiều người đã thành công. Nhưng cũng có không ít kẻ thất bại, tay trắng. Nếu bạn chẳng may nằm trong số đó, hoặc có ý định kinh doanh mà muốn tránh mắc sai lầm. Hãy dành vài phút để xem ngay 10 sai lầm khi kinh doanh phòng gym dưới đây.
#1 – Không có kế hoạch kinh doanh phù hợp
Bản kế hoạch được xem là căn cứ để đưa ra quyết định. Là mục tiêu để phấn đấu, đánh giá kết quả công việc. Không có kế hoạch kinh doanh phù hợp là bước đi mạo hiểm nhất khiến việc kinh doanh phòng tập đi vào bế tắc, thất bại.
Vì thế trước khi kinh doanh phòng gym hay bất cứ ngành nghề nào. Chủ đầu tư cũng nên trang bị những kiến thức về kinh doanh tổng thể.
Đồng thời, vạch ra mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn. Dự trù tài chính. Lên phương án setup phòng gym. Làm các thủ tục xin cấp phép kinh doanh phòng gym. Mua sắm máy móc, trang thiết bị phòng tập, kế hoạch tuyển dụng. Kế hoạch thực hiện các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, độc đáo, khác biệt.
#2 – Thiếu vốn đầu tư
Nguồn vốn được coi là máu sống của doanh nghiệp. Thiếu vốn sẽ dẫn đến việc thiết kế phòng gym không bài bản, hoàn chỉnh. Hoặc mua sắm thiếu thiết bị tập. Máy móc mua chất lượng kém… Tất cả những yếu tố này cuối cùng sẽ khiến cho phòng tập của bạn không những không có thu nhập
Phí đầu tư phòng gym sẽ bao gồm các hạng mục như: Phí thuê mặt bằng, phí thiết kế, thi công, mua trang thiết bị máy móc. Chi phí nhân sự, HLV…
Vì thế hãy xem xét đến nguồn vốn hiện có để đầu tư xây dựng phòng gym quy mô phù hợp. Vốn ít, có thể thiết kế phòng gym bình dân. Vốn nhiều thì hẵng nên tính đếm đến các phòng tập fitness 4 sao, 5 sao. Quy mô phòng tập nào cũng có thể kinh doanh. Miễn là phải có kế hoạch. phương án bài bản, số vốn thích hợp.
#3 – Không nghiên cứu khách hàng
Nghiên cứu insight khách hàng chưa bao giờ là đơn giản. Nhưng bất cứ ngành nghề kinh doanh nào cũng phải làm trước khi đi vào hoạt động.
Bởi vì không phải cứ mở phòng gym là có người đến tập. Thực tế nhiều phòng tập thể hình đã phải đóng cửa chỉ sau khi khai trương khoảng 1 – 2 tháng do không có khách.
Vẽ chân dung khách hàng tiềm năng xung quanh vị trí mở phòng gym sẽ giúp bạn có định hướng kinh doanh tốt hơn.
#4 – Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh hời hợt
Sai lầm khi kinh doanh phòng gym là không nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu hời hợt hoặc lựa chọn đối thủ cạnh tranh chưa chính xác. Tất cả những nguyên nhân này cũng khiến cho việc kinh doanh phòng gym thất bại.
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để từ đó, tìm ra hướng phát triển cho phòng tập. Cạnh tranh khốc liệt khiến bạn gặp rất nhiều khó khăn. Hoặc là bị thất bại, hoặc sẽ dày công suy nghĩ để tìm cách giải quyết, tiếp tục phát triển phòng tập.
Không nghiên cứu khách hàng, không nghiên cứu kỹ đối thủ cạnh tranh là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến công việc kinh doanh phòng gym của bạn thất bại. Hai yếu tố này được chúng tôi phân tích rất kỹ tại https://gymdesign.vn/dung-kinh-doanh-phong-gym-neu-bo-qua-2-yeu-to-nay/. Trước khi đầu tư mở phòng tập thể hình, fitness. Bạn cần tìm hiểu thật kỹ 2 yếu tố này để giải quyết bài toàn kinh doanh. Thu lợi nhuận.
#5 – Chọn sai vị trí phòng tập
Vị trí phòng tập – tệp khách hàng – đối thủ cạnh tranh có những mối liên quan chặt chẽ với nhau. Vị trí mặt bằng phù hợp và hướng đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Việc kinh doanh sẽ trở nên thuận lợi.
Và ngược lại, đối tượng mục tiêu bạn nhắm đến là ai? Từ đó sẽ lựa chọn vị trí mặt bằng cho phù hợp.
Còn nếu như bạn mở một phòng tập thể hình ở địa điểm nào đó mà chỉ vì tiền thuê mặt bằng giá rẻ hơn. Rất có thể, không thu hút và giữ chân thành viên.
#6 – Quản lý chuyên môn kém
Người điều hành, quản lý phòng gym áp dụng những kinh nghiệm quản lý cũ, cứng nhắc, áp đặt. Không linh hoạt thay đổi theo môi trường, đối tượng khách hàng. Chắc chắn sẽ làm nhân viên bỏ đi, HLV giỏi bỏ đi. Và rồi, khách hàng cũng sẽ bỏ đi.
Khi đó, quản lý không tốt, kinh doanh thất bại. Nên đổ lỗi cho môi trường làm việc không tốt. Hay trang thiết bị và các dự án kinh doanh phòng tập gym của người chủ không toàn vẹn?
#7 – Dịch vụ kém
Khách hàng hoàn toàn có thể tự đi bộ. Nhưng họ sẵn sàng bỏ tiền để được trải nghiệm dịch vụ. Lúc này, nếu dịch của bạn kém, không thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng. Chắc chắn họ sẽ không ở lại.
Vì thế, ngoài khách nghiên cứu thu hút khách hàng tiềm năng. Chủ đầu tư còn phải đặc biệt quan tâm chăm sóc đến khách hàng hiện tại. Hãy lắng nghe những mong muốn, nhu cầu của họ. Từ đó, điều chỉnh dịch vụ phù hợp. Và quan trọng là giữ đúng lời hứa về dịch vụ đó cho khách hàng.
#8 – Chương trình khuyến mãi, tiếp thị không đầy đủ
Setup một phòng gym tuyệt vời, huấn luyện viên giỏi, máy móc hiện đại. Nhưng không có chiến lượng kinh doanh tiếp thị khách hàng tốt. Chắc chắn, phòng gym của bạn sẽ không thể có lượng khách hàng ban đầu để duy trì sự tồn tại của phòng tập.
Vì thế cần có chiến lược marketing – định vị thương hiệu bài bản. Chủ đầu tư cần cho thị trường biết rằng, phòng tập thể hình, fitness của bạn đang hoạt động. Và có những dịch vụ tốt như thế nào.
Khi bạn đã quảng bá đủ để có được một lượng thành viên ban đầu. Bạn sẽ thấy rằng, nếu kiên định với dịch vụ khách hàng tốt ngay từ đầu. Chắc chắn những học viên hiện tại của bạn sẽ hỗ trợ bạn quảng bá phòng tập thể dục của bạn bằng lời nói.
#9 – Chậm đổi mới
Chậm đổi mới cả về tư tưởng lẫn thiết bị máy móc. Thậm chí là chậm thay đổi concept trong phòng tập của mình cũng khiến khách hàng “bỏ đi”. Thay vào đó, tư tưởng luôn được cập nhật và đổi mới, nắm bắt kịp thời những nhu cầu tập luyện đa dạng của khách hàng. Đồng thời, có sự thay đổi setup phòng tập gym hợp lý sẽ tạo không gian tập luyện tuyệt vời, ấn tượng.
Vì thế, hãy luôn luôn chuẩn bị cho sự thay đổi, cập nhật cái mới. Thậm chí là tìm những hướng đi mới lạ, độc đáo. Đừng để mắc sai lầm khi kinh doanh phòng gym mà trước đó, cũng có rất nhiều người mắc phải.
Bạn đang có nhu cầu mở phòng tập gym theo mô hình nào? Tham khảo ngay:
>> Thiết kế phòng gym cho nữ hút khách
>> Thiết kế phòng tập gym nam chất lượng
>> Thiết kế phòng gym bình dân giá rẻ
>> Thiết kế phòng tập fitness chuyên nghiệp
#10 – Thiếu đam mê
Xây dựng phòng tập gym không xuất phát từ đam mê hoặc từ nền tảng đam mê yếu. Cũng là nguyên nhân khiến việc kinh doanh phòng gym thất bại. Không ít trường hợp như vậy.
Khi bắt đầu kinh doanh khởi nghiệp thì đầy hào hứng. Rồi tham khảo trên mạng thấy các bài về khả năng sinh lời từ kinh doanh phòng tập. Quyết tâm lại càng tràn trề.
Song, không phải cứ làm là thành công. Và việc từ khi bắt đầu đến lúc thu lợi nhuận là cả một quá trình dài hạn. Nếu không có đam mê, chắc chắn rất dễ bỏ cuộc. Nhất là 2 – 3 tháng đầu hoạt động, lượng khách ít, doanh thu thấp. Thậm chí còn phải bù lỗ.
Chính vì thế, nếu có ý định kinh doanh phòng tập thể hình. Hãy chắc chắn rằng nó được xây dựng và nuôi dưỡng trên đam mê thực sự của bạn.
Từ quyết tâm và đam mê đó, đặt ra cho bản thân mục tiêu, kỷ luật, cam kết và sự tập trung cao độ. Cũng nên cho phép bản thân mình ăn mừng trên những chiến thắng nhỏ để tiếp tục giữ lửa cho đam mê. Bổ sung năng lượng tích cực cho công việc kinh doanh phòng gym thêm phát triển.
Cho dù bạn đã là một huấn luyện viên thể hình, một huấn luyện viên cá nhân. Chủ phòng tập thể dục hoặc hiện đang xem xét bắt đầu một doanh nghiệp thể dục, bạn sẽ cần phải có một lộ trình rõ ràng để thành công.
Bằng cách nhìn vào những thất bại kinh doanh phòng gym này. Hi vọng bạn sẽ có định hướng phát triển phù hợp cho phòng gym của riêng mình.