Tập tạ có lùn không? Cách tập tạ không bị lùn

Tập tạ có bị lùn không là thắc mắc của rất nhiều người khi đang muốn tập tạ. Và cả các bậc phụ huynh khi có ý định cho con rèn luyện sức khỏe bằng hình thức này. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết. Đồng thời đưa ra những cách tập tạ hiệu quả để rèn luyện sức khỏe, thể lực mà không bị giảm chiều cao. 



tập tạ đứng có bị lùn không

“Tập tạ bị lùn” xuất phát từ đâu?

Lời đồn này xuất phát từ Nhật Bản. Trở lại những năm 1964, một nhóm các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng trẻ em khi lao động nặng nhọc thường có vóc dáng nhỏ, thấp bé, chiều cao không phát triển. 

Vấn đề này là do trẻ em đang ở tuổi dậy thì nhưng lao động quá mức. Do đó khiến cho các lớp sụn tiếp hợp kết thúc sớm quá trình phát triển. Cơ thể thấp bé. 



Song một nguyên nhân khác lại không được nhắc đến. Đó là trẻ em Nhật Bản thời điểm này bị suy dinh dưỡng, thấp còi. Đây mới chính là nguyên nhân sâu xa khiến cho chiều cao của các em bị chậm/ không phát triển. Chứ không phải do mang vác hay lao động nặng nhọc. 

Tập tạ có lùn không?

Theo các nghiên cứu khoa học, 60 – 80% chiều cao của con người phụ thuộc vào di truyền. Còn 20 – 40% thì phụ thuộc vào môi trường sống: thói quen sinh hoạt ngủ nghỉ, tập luyện, chế độ dinh dưỡng.

Ngoài ra giới tính cũng quyết định một phần. Nam giới trưởng thành thường cao hơn nữ khoảng 13cm. Nhưng thời gian phát triển kéo dài hơn. 



Chiều cao của cơ thể là do sự phát triển của sụn tiếp hợp – hay còn gọi là các lớp sụn giữa đầu xương. Việc rèn luyện thể lực sẽ giúp phần xương sụn kéo dài ra. Từ đó, tiếp tục hình thành nên các lớp sụn tiếp hợp mới. Các lớp sụn tiếp hợp phát triển càng nhiều thì xương càng dài, chiều cao càng lý tưởng.

tập tạ không bị lùn

Việc tập luyện còn giúp cơ thể săn chắc, cơ bắp dẻo dai. Đồng thời tăng sản sinh nội tiết tố và hormone Testosterone. Tác dụng thúc đẩy sự hình thành và phát triển của cơ bắp, hệ xương.



Thêm nữa, đối với những người trưởng thành, khi cấu trúc xương đã qua giai đoạn phát triển đầy đủ. Chiều dài của xương sẽ bị “khóa” ở một điểm cố định. Đương nhiên sẽ không thể kéo dài xương ra được lên được. Và lùn thì thì lại càng KHÔNG. Ngoại trừ việc phẫu thuật… cắt ngắn xương để giảm chiều cao. Do đó tập tạ càng không thể bị lùn đi được.  

Như vậy, về cơ bản, tập thể hình KHÔNG BỊ LÙN. Nhưng chỉ là trong trường hợp tập luyện đúng cách. 

Nếu tập luyện sai cách, phương pháp tập tạ và chế độ dinh dưỡng không phù hợp thì lại gây tình trạng “phản tác dụng”. Ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao của trẻ.



Vậy tập tạ không đúng cách ảnh hưởng như thế nào đến chiều cao?

Trong các bài tập thể hình nói chung thì tập tạ, gánh tạ là những môn thể thao nặng.

Các bài tập đứng gánh tạ, nâng tạ sẽ đè nén trực tiếp lên khớp sụn. Tập luyện liên tục trong thời gian dài, việc đè nén khớp sụn càng trở nên thường xuyên hơn. Nguyên nhân này làm cho chiều cao của bạn không thể phát triển tốt nhất được. 

Đặc biệt ảnh hưởng rất nhiều đến những bạn đang trong độ tuổi dậy thì, xương khớp chưa phát triển hết và ổn định. Thêm nữa, việc cố gắng gánh tạ nặng quá sức hoặc tập sai kỹ thuật sẽ làm bắp chân bị to ngang nhanh chóng. Điều này phần nào đó kìm hãm sự phát triển của cơ, xương, lớp sụn.

Không chỉ ảnh hưởng đến xương và cơ mà cả các phận đĩa đệm cũng không kéo ra được. Tất cả các yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của chiều cao. Thực tế đã có rất nhiều trường hợp như vậy. Nên việc nhiều người lo ngại tập tạ bị lùn đi không phải là không có cơ sở. Nhưng không phải là bị lùn đi mà do hệ xương, lớp sụn không phát triển tối đa như bình thường. 



Cách tập tạ không bị lùn 

Từ các phân tích trên, cách tốt nhất để duy trì tập thể hình mà không bị ảnh hưởng đến chiều cao là có kế hoạch tập luyện bài bản. Quy trình tập luyện phải đúng kỹ thuật. Kèm theo đó là các chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý. Một điểm nhấn quan trọng dưới đây:

Trên 25 tuổi mới nên tập tạ 

Về độ tuổi phát triển chiều cao, nam giới tối đa đến 25 tuổi. Nữ giới tối đa là 23 tuổi. Theo các nghiên cứu ở Việt Nam thì từ 17 tuổi, các bậc phụ huynh mới lên lập kế hoạch cho con tham gia tập thể hình. Nhưng lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng như hít đất, xà đơn, xà kép, body squat, lunges… 

Độ tuổi này, bạn cũng có thể tham gia các môn thể thao như bơi lội, bóng chuyền, bóng rổ… Chú ý tập chuyện vào các buổi chiều tối để kích thích xương ống phát triển. 

Nếu muốn thực hiện các bài tập tạ giai đoạn này, bạn phải có giáo viên hướng dẫn.

Từ trên 25 tuổi, chúng ta mới nên tập tạ. Nhiều người lo ngại tập tạ nằm có bị lùn không. Câu trả lời cũng là KHÔNG nhé. Ngược lại ưu tiên những bài tập tạ nằm trước. 

tập gym có lùn không

 Lựa chọn các bài tập thể hình phù hợp với trọng lượng cơ thể. Sau khi đã nắm vững kỹ thuật thì chuyển qua tập tạ. 

Bạn nên chọn mức tạ phù hợp với khả năng của mình. Hạn chế tập gánh tạ nặng. Hoặc thực hiện các bài tập có phản tác dụng đối với chiều cao. 



Tránh tập tạ vào buổi sáng 

Cách tập tạ không ảnh hưởng đến chiều cao là không nên tập tạ vào sáng sớm. Thay vào đó, luyện tập vào chiều tối. 

nên tập tạ vào chiều tối

Buổi tối khi chúng ta đi ngủ là lúc cơ thể phục hồi thể lực. Xương, cơ không phải chịu tác động của trọng lực. Các hệ xương khớp được nghỉ ngơi và tiếp tục phát triển chiều cao. Do đó, sáng sớm sẽ là thời điểm mà con người cao nhất. 

Ngoài ra, đây là thời điểm mới ngủ dậy, cơ thể chữa được nạp năng lượng sau giấc ngủ dài. Nếu tập tạ quá sức sẽ khiến trong người nôn nao, mệt mỏi, mất năng lượng làm việc. 

Lúc này, không nên tập tạ mà thay vào đó là những bài tập lên xà, hít xà nhẹ nhàng. Chúng có tác dụng tích cực cho sự phát triển của chiều cao. Đồng thời, tác động một phần làm tăng cơ ngực, cơ bụng, tổ chức, xây dựng lại cơ bắp. 



Tập tạ đúng kỹ thuật

Cách tập tạ không bị lùn tốt nhất là bạn nên duy trì tập luyện đúng kỹ thuật. 

  • Khởi động kỹ trước khi tập luyện. Đặc biệt là khớp vai, khuỷu tay.
  • Tập tạ với ghế tạ, bạn cần phải gồng cơ bụng để lưng dưới không bị cong lên quá. Tư thế nằm vuông góc với ghế ta. Bạn chỉ đặt một phần đầu và một phần vai lên ghế.
  • Với gánh tạ đòn, nên trọng trọng lượng tạ phù hợp với khả năng của cơ thể. Vị trí thanh đòn tạ không được nằm ở cổ. Mà thanh đòn phải nằm ở phần cơ vai sau, tránh làm ảnh hưởng đến cổ.
  • Khi gánh tạ đòn, lưng giữ thẳng, đầu nhước lên, bụng giữ chặt. Điều này giúp cho xương sống thẳng và chắc khỏe.
  • Đòn tạ phải giữ cân bằng. Các động tác xoay tạ, dù nhỏ nhất cũng có thể gây chấn thương. 
  • Sau khi tập tạ có thể bơi hoặc dành từ 5 – 10 phút để đu văng người lên xà. Cách này giúp xương khớp duỗi thẳng, giảm mệt mỏi sau khi bị nén. 

cách tập tạ nằm không bị lùn

Bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể

Tập tạ khiến cho cơ thể bị mất nhiều năng lượng. Do đó bạn cần lên thực đơn bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiếu yếu cho cơ thể. 

Ngủ nghỉ hợp lý. Không thức khuya quá 11h đêm. Ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày. 



Kết luận

Như vậy các thắc mắc: Tập tạ có lùn ko? Tập gánh tạ có bị lùn không? Tập tạ ngồi, tập tạ đứng, tập tạ đơn… có bị lùn không? Đều đã được GYMdesign giải đáp chi tiết ở trên. 

1 giờ tập luyện ban ngày cũng giúp tăng gấp 3 lần hormone trong cơ thể lúc đi ngủ. Vì vậy tập tạ bị lùn, tập thể hình bị lùn đi là hoàn toàn không có căn cứ. Tuy nhiên điều quan trọng là phải tập luyện đúng cách, đúng kỹ thuật.