[CHIA SẺ] Kinh nghiệm thiết kế phòng yoga hút khách, doanh thu tăng vọt 

Với một phòng yoga xoàng xoàng, không có điểm nhấn nổi trội, không có dịch vụ đặc biệt hơn đối thủ xung quanh thì rất khó để duy trì doanh số. Chưa nói đến sinh lời từ việc kinh doanh phòng tập yoga. Vậy nên làm thế nào để không gian kinh doanh của mình trở nên thật nổi bật, hút khách và giữ chân khách hàng? Những kinh nghiệm thiết kế phòng yoga sẽ là gợi ý quan trọng để bạn tham khảo trước khi bước vào ngành dịch vụ này. 



kinh-nghiem-phong-tap-yoga-nho

Mở phòng tập yoga phải bắt đầu từ đâu?

Đây là câu hỏi của rất nhiều bạn khi đang có ý định kinh doanh phòng tập yoga. Theo kinh nghiệm từ nhiều đối tác, khách hàng của https://gymdesign.vn/,  bắt đầu mở phòng tập yoga, bạn nên thực hiện theo tiến trình như sau:

  • Tìm hiểu thật kỹ mọi thông tin về ngành yoga – Hãy là một chuyên gia trong lĩnh vực này.
  • Lựa chọn địa điểm, mặt bằng mở phòng tập.
  • Nghiên cứu thị trường: Khách hàng tiềm năng, đối thủ cạnh tranh xung quanh địa điểm lựa chọn  
  • Lập sơ đồ SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi bạn mở phòng yoga. 
  • Tìm hiểu và thuê đơn vị thiết kế phòng yoga trọn gói uy tín nhất để tiết kiệm thời gian, chi phí. Các đơn vị này hoặc là phân phối luôn dụng cụ phòng tập, hoặc sẽ có những đối tác bán đồ tập yoga giúp bạn tiết kiệm chi phí. 
  • Thuê giảng viên hướng dẫn, nhân viên lễ tân, kế toán, tạp vụ 
  • Sau khi phòng tập hoàn thiện, lên lượng án quảng cáo truyền thông đa kênh: Các hình thức marketing online và treo banner… Tạo fanpage, website, youtube, zalo… 
  • Quản lý và duy trì phòng tập. 

Với tất cả những gạch đầu dòng này, GYMdesign khuyên bạn nên có một bản kế hoạch kinh doanh phòng tập yoga bài bản. Kế hoạch càng chi tiết bao nhiêu thì tỉ lệ thành công càng cao bấy nhiêu. 



Cách chọn địa điểm mở phòng tập yoga 

Bạn có thể mở phòng tập yoga từ bình dân đến cao cấp, 5 sao. Với mỗi quy mô sẽ cần lựa chọn địa điểm phù hợp. Những địa điểm nên mở phòng tập như: bên trong hoặc ngay bên cạnh các tòa nhà, chung cư, cao ốc, khu đô thị, khu văn phòng công ty… Ở trung tâm khu dân cư đông đúc, cạnh trường đại học, ngã tư phố… Lựa chọn khu vực sạch sẽ

dia-diem-mo-phong-tap-yoga

Địa điểm không nhất thiết phải ở mặt đường nhưng phải dễ tìm kiếm, giao thông thuận tiện. Có bãi để xe máy, ô tô của học viên…



Mở phòng tập yoga cần bao nhiêu vốn?

Tổng chi phí đầu tư kinh doanh phòng tập yoga dao động từ 80 – 120 triệu. 

Kinh doanh bất cứ mô hình gì cũng vậy. Bạn phải có một khoản vốn riêng để duy trì thời gian đầu. Phòng tập yoga cần khoảng từ 30 – 50 triệu để làm phí duy trì ít nhất trong 2 – 3 tháng đầu. 

mo-phong-tap-yoga-can-bao-nhieu-von

Các khoản chi phí khi mở một phòng tập yoga sẽ bao gồm:

  • Phí thuê mặt bằng (chiếm khoản chi phí lớn hơn cả và sẽ thay đổi tùy theo từng địa điểm)
  • Chi phí thiết kế nội thất phòng tập yoga 
  • Chi phí mua sắm trang thiết bị phòng yoga (khoản chi phí này không đáng kể, thậm chí còn thấp hơn nhiều so với phí thuê mặt bằng đầu tư). 
  • Chi phí thuê nhân viên 
  • Chi phí quảng cáo, truyền thông



Nên tự setup hay thuê đơn vị thiết kế phòng yoga trọn gói? (Phân tích khách quan)

Thiết kế không gian phòng tập yoga là một trong những công đoạn quan trọng nhất mà bạn cần tiến hành. Bạn hoàn toàn có thể tự setup. Những kinh nghiệm xương máu rút ra từ nhiều chủ đầu tư cho thấy, thuê công ty thiết kế phòng tập yoga chuyên nghiệp sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.

Hầu hết khi đề cập đến vấn đề này, các chủ đầu tư thường nghĩ thuê công ty thiết kế phòng yoga trọn gói sẽ đắt hơn tự setup. Nhưng thực tế không hẳn vậy. Thử nghĩ, nếu tự setup mà phòng tập lôm côm, không có điểm nhấn. Rồi dăm bữa nửa tháng lại phải bố trí lại từ đầu. Cái nào sẽ tốn kém chi phí hơn? 

cong-ty-thiet-ke-phong-tap-yoga-tron-goi

Còn nếu thuê đơn vị thiết kế:

Thứ nhất, kiến trúc sư sẽ thay bạn lên phương án bố trí mặt bằng công năng phù hợp nhất, tối ưu nhất. Đảm bảo tính khoa học, và thẩm mỹ, thu hút và giữ chân học viên.

Thứ hai, giúp phòng yoga của bạn cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ xung quanh. 

Bạn thử đặt câu hỏi: Phòng tập yoga của mình sẽ hoạt động như thế nào? thu hút khách hàng tiềm năng kiểu gì khi hoàn toàn không bằng được đối thủ? Do đó, nếu đã có ý định bỏ vốn đầu tư nghiêm túc thì phải thiết kế phòng yoga đẹp của mình ít nhất cũng bằng được đối thủ. 

Để làm được điều này thì đương nhiên ngoài ý tưởng của kiến trúc sư, chủ đầu tư cũng cần nghiên cứu thật kỹ đối thủ của mình. Cùng đóng góp ý tưởng cho kiến trúc sư thực hiện. 

> Tham khảo thêm: Dịch vụ thiết kế phòng yoga 



Thiết kế nội thất phòng tập yoga cần lưu ý gì?

Khoan nói đến chất lượng dịch vụ, không gian phòng yoga sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định chi tiền và ở lại của khách hàng. Bởi đó là những gì hiện hữu ngày trước mắt mà họ có thể cảm nhận, đánh giá tức thì. 

Một vài gạch đầu dòng cần lưu ý khi trang trí phòng tập yoga cho bạn: 

Ánh sáng 

kinh-nghiem-setup-anh-sang-phong-tap-yoga

Chú trọng ánh sáng tự nhiên. Tạo cho học viên cảm giác được thoải mái, cảm nhận sự giao thoa của đất trời và lòng người. 

Ngoài ra, cần trang bị hệ thống đèn điện ánh sáng ấm áp, nhẹ nhàng, vừa đủ, không gây chói mắt cho người tập. Với phòng tập yoga, nên tránh dùng đèn huỳnh quang hoặc ánh sáng trắng. Vì ngồi lâu có thể ảnh hưởng đến mắt, gây mỏi mắt, căng thẳng. 



Không gian

Không gian phòng phòng tập yoga phải thoáng đãng, trong lành. Trong phòng tập, mọi đồ đạc, vị trí đều phải được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Ưu tiên lựa chọn nội thất đơn sơ, càng ít hoa văn càng tốt để nhường lại không gian rộng nhất cho học viên thư giãn. 

khong-gian-phong-yoga

Màu sắc phòng tập yoga nên được lựa chọn theo cung mệnh của chủ đầu tư, màu sắc thương hiệu. Vừa đảm bảo yếu tố phong thủy tốt, vừa gợi nhắc cho khách hàng nhớ về thương hiệu. Tuy nhiên, ưu tiên lựa chọn màu sắc nhẹ nhàng. 



Không nên sơn tường bằng các màu quá nóng, chói lóa như đỏ, vàng, cam… Thay vào đó, những màu dịu nhẹ có thể là sự lựa chọn tốt hơn. Một số màu sắc thiết kế phòng yoga bạn có thể lựa chọn như:

  • Màu trung tính: màu trắng vỏ trứng, màu be, nâu nhạt, màu gỗ, nâu đậm, màu trắng…
  • Màu xám: Pale gray (màu xám nhạt), Blue-gray (màu xám xanh), Pink-gray (màu xám hồng), Metallic gray (màu xám kim loại). 
  • Màu phổ biến: vàng nhạt, hồng pastel, xanh da trời pastel nhạt, màu cà tím, xanh hải quân, xanh lá cây…

kinh-nghiem-lua-chon-mau-sac-phong-tap

Âm thanh

Trước hết, phòng yoga phải có khả năng cách âm tốt nhất. Không để các âm thanh từ bên ngoài tác động đến bài học, gây mất tập trung và kém hiệu quả. 

anh-sang-phong-yoga

Tiếp theo là âm thanh trong phòng. Hệ thống âm thanh được trang bị đầy đủ các góc. nên sử dụng các bài nhạc thiền nhẹ nhàng, nhạc không lời, tiếng trúc, tiếng sáo, tiếng chim hót hòa quyện với thiên nhiên. 



Quầy lễ tân

Quầy lễ tân phòng tập yoga cũng cần phải thiết kế đẹp, đủ sức hút và gây ấn tượng đặc biệt cho khách hàng.  Bởi vì đây là nơi tiếp đón, chăm sóc và phục vụ khách hàng.

quay-le-tan-yoga

Phía sau quầy lễ tân là bảng hiệu phòng tập yoga. Bảng hiệu thể hiện tên, logo, cũng có thể có cả slogan để gợi nhắc khách hàng. Quầy lễ tân có thể ốp lam gỗ, kính, gạch, đá tự nhiên… Hệ thống đèn chiếu sáng đầy đủ, lung linh, nổi bật. 

quay-le-tan-dep

Tùy thuộc vào từng quy mô phòng tập, với các không gian cao cấp 4 sao, 5 sao, chủ đầu tư hoàn toàn có thể setup thêm quầy bán nước – Lounge; Nơi bán đồ tập…



Sàn phòng tập yoga

Sàn cho phòng yoga cần đảm bảo các tiêu chí: an toàn, bền bỉ, dễ dàng vệ sinh. Nên thi công sàn nhà có khả năng chống trầy xước, trơn trượt, không chứa hóa chất độc hại. Và quan trọng nhất là không làm ảnh hưởng đến quá trình tập luyện của học viên. 

Hai loại vật liệu đang được sử dụng phổ biến là sàn nhựa giả gỗ và sàn cao su phòng yoga. Tuy nhiên, sàn nhựa giả gỗ, sàn gỗ công nghiệp vẫn được ưa chuộng lắp đặt cho yoga. Còn sàn cao su thường dùng nhiều hơn cho phòng tập gym, fitness, phòng tập võ. 

san-phong-tap-yoga

Ngoài ra, thảm cao su phòng tập cũng có giá thành đắt hơn sàn nhựa giả gỗ. Do đó, bạn nên cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.

Sàn nhựa giả gỗ, sàn gỗ công nghiệp đa dạng màu sắc, độ dày và cả cách thi công. Các KTS sẽ lên phương án lựa chọn sao cho phù hợp, tạo sự nhất quán với toàn bộ không gian phòng yoga. Nhưng thông thường sẽ là sàn tối màu, êm dịu.



Tủ đồ

Tủ đựng đồ cá nhân của học viên và nhân viên là không thể thiếu trong mỗi phòng tập. Bạn có thể lựa chọn tủ sắt, tủ nhựa, tủ gỗ công nghiệp, tủ locker gỗ… Nhưng cần đảm bảo chắc chắn, có khóa ngoài, bảo quản tốt nhất tài sản cho học viên tham gia. 

tu-do

Với các phòng yoga cao cấp, tủ gỗ đựng đồ là một lựa chọn hoàn hảo. Ngoài ra còn có ghế bằng, phòng vệ sinh sạch sẽ… 

Ngoài tủ đựng đồ, kinh nghiệm quan trọng khi thiết kế phong yoga là phải có tủ thuốc sơ cứu khẩn cấp. 



Gương phòng yoga

Đừng quên bố trí những chiếc gương treo tường mảng lớn. Nó giúp học viên cũng có thể quan sát động tác tập của mình và hướng dẫn của huấn luyện viên. Thông thường, với một phòng tập yoga 60m2 thì cần khoảng 5 gương to hoặc 10 gương nhỏ. 

kinh-nghiem-bo-tri-guong-phong-yoga

Tiểu cảnh trang trí

Cuối cùng, đừng quên tiểu cảnh trang trí khi thiết kế một phòng tập yoga. Không cần đặt quá nhiều cây cảnh. Nhưng ở phía góc tường, hành lang hoặc nhà vệ sinh, tủ đồ, bạn nên đặt thêm một vài chậu cây cảnh nhỏ xinh. Như vậy sẽ mang sắc khí thiên nhiên trong lành đến cho học viên. 

tieu-canh-trang-tri

Những dụng cụ, thiết bị cần thiết của phòng yoga chuyên nghiệp

Những dụng cụ không thể thiếu khi setup một phòng tập yoga chuyên nghiệp sẽ bao gồm: 

  • Thảm tập 
  • Vòng tập yoga 
  • Gạch yoga 
  • Dây yoga 
  • Bóng tập yoga
  • Võng tập 

Bạn cần vệ sinh các dụng cụ thường xuyên, đảm bảo chúng luôn sạch sẽ, sáng bóng. Đây là yếu tố quan trọng để gây thiện cảm và giữ chân học viên. 

dung-cu-phong-yogaMột không gian phòng yoga đẹp cùng với chất lượng dịch vụ tốt, chắc chắn học viên của bạn sẽ không ngại ngần chia sẻ với bạn bè, người thân, đồng nghiệp của họ. Đây thực sự là một kênh truyền thông vô cùng hiệu quả, lại “miễn phí”. Như vậy tự khắc doanh thu phòng yoga sẽ tăng vọt. Hi vọng kinh nghiệm thiết kế phòng yoga trên đây sẽ giúp chủ đầu tư làm được điều đó.