MỤC LỤC
Mở cửa phòng gym, một trong những bộ phận không thể thiếu chính là sales. Vậy làm sale phòng gym là gì? Công việc cụ thể của sale là gì? Seller có vai trò như thế nào trong hoạt động kinh doanh một phòng tập? Hãy cùng GYMdesign tìm hiểu chi tiết hơn về bộ phận sale trong bài viết dưới đây nhé!
10 lý do tại sao dịch vụ khách hàng trong phòng gym lại quan trọng
Sale fitness là gì?
Sales là vị trí nhân viên kinh doanh, có nhiệm vụ bán hàng cho doanh nghiệp. Nhân viên sales (salesperson) trực tiếp tiếp xúc với khách hàng; tư vấn sản phẩm, dịch vụ; giải đáp những thắc mắc về sản phẩm; thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của công ty. Sales cũng tìm kiếm khách hàng mới và giữ mối quan hệ thân thiết với khách hàng cũ.
Có thể nói, sales là bộ phận quan trọng giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Bộ phận sales càng mạnh, công ty càng phát triển. Và ngược lại, nếu sales dở tệ, chắc chắn sẽ kìm hãm, thậm chí làm ảnh hưởng đến uy tín công ty trong mắt khách hàng.
Sale fitness là nhân viên kinh doanh trong lĩnh vực phòng gym, thể hình. Trong Fitness, có hai bộ phận trực tiếp mang lại doanh thu cho chủ đầu tư. Đó là:
- Sale Membership: Nhân viên tư vấn bán thẻ tập.
- Personal trainer (PT): Huấn luyện viên cá nhân tư vấn bán gói dịch vụ tập luyện 1 kèm 1 với HLV cá nhân.
Làm sale phòng gym là gì?
Vậy làm sale phòng gym là làm gì? Cụ thể, làm sale phòng gym là bán những gói dịch vụ, gói thẻ tập và các sản phẩm khác liên quan đến thể hình mà phòng tập cung cấp. Nhiệm vụ này được thực hiện bởi Sale Membership và Personal trainer. Cả hai bộ phận này đều có những đặc trưng riêng và yêu cầu cao về chuyên môn trong công việc khác nhau.
Sale Membership là bộ phận tư vấn và bán các gói thẻ tập cho khách hàng. Nhiệm vụ chính của nhân viên là tìm kiếm khách hàng tiềm năng, chăm sóc, tư vấn, thuyết phục khách hàng mua thẻ tập của trung tâm fitness. Thẻ tập có thể chia theo từng cấp hoặc chia theo từng lớp đào tạo tùy theo quy định của mỗi cơ sở.
Personal trainer là huấn luyện viên cá nhân giỏi tự bán dịch vụ do chính mình tạo ra cho khách hàng theo hướng 1 kèm 1. So với thẻ tập, giá trị gói dịch vụ này lớn hơn, tỷ lệ chuyển đổi thấp và hoàn toàn là dịch vụ vô hình. Khách hàng chỉ có thể cảm nhận dựa trên những gì mà HLV mang lại. Số lượng khách hàng của mỗi một Personal trainer cũng hạn chế hơn Sale Membership.
Đặt câu hỏi Sale Membership khó hơn hay Personal trainer? Thực ra, ở mỗi vị trí đều có có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Vì thế, thay vì phân định rạch ròi, 2 bộ phận này nên kết hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn để mang lại hiệu quả kinh doanh tối ưu nhất cho phòng tập.
Sale Membership tìm kiếm thật nhiều khách hàng và bán thẻ tập. Personal trainer ngoài việc tìm kiếm khách hàng từ bên ngoài, có thể tận dụng ngay tệp khách hàng mà Sale Membership đã mang về. Nhược điểm của Sale Membership là chuyên môn và kiến thức hạn hẹp. Trong khi Personal trainer lại là một chuyên gia. Vì vậy, PT chỉ cần tiếp cận, tư vấn chuyên sâu hơn để khách hàng đồng ý sử dụng dịch vụ tập luyện 1 kèm 1 với HLV cá nhân.
Sale fitness có gì khác biệt?
Sale fitness không chỉ khác biệt về sản phẩm dịch vụ. Mà ở đây, với vị trí Personal trainer, chính người bán hàng lại tạo ra dịch vụ. Sau đó bán dịch vụ, thực hiện dịch vụ, duy trì dịch vụ. Đồng thời kết nối với khách hàng để giữ chân cũng như tìm kiếm thêm khách hàng mới thông qua marketing 0 đồng truyền miệng, giới thiệu.
Đối với Personal trainer, dịch vụ chính mà họ cần bán chính là “bản thân” người Huấn luyện viên (HLV). Yếu tố thu hút khách hàng ở đây không còn chỉ là ưu đãi về dịch vụ, sản phẩm. Mà khách còn quan tâm đến ngoại hình của HLV. Bởi vì đó chính là tấm gương phản chiếu tốt nhất thể hiện quá trình rèn luyện của người hướng dẫn.
Bên cạnh đó, giá trị mà một HLV chuyên nghiệp mang đến còn là kiến thức, chuyên môn, trí tuệ. Họ dùng những kiến thức này để thiết kế chương trình tập luyện phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Giúp khách hàng đạt được hiệu quả như mong muốn.
Từ đó, học viên không chỉ cảm thấy hứng thú, chăm chỉ. Mà còn sẵn sàng giới thiệu cho bạn bè, quảng bá cho công ty. Vì vậy, để trở thành một best seller về dịch vụ huấn luyện viên cá nhân 1 : 1 là điều không hề dễ dàng.
5 yếu tố cần cân nhắc trước khi làm Sale ngành fitness
Làm sale phòng gym là một trong những công việc mang lại nguồn thu nhập khá cao; môi trường làm việc năng động và thú vị. Vì vậy nên hiện nay có rất nhiều bạn trẻ tò mò và muốn thử sức ở vị trí này. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, chính họ lại tự động out. Vấn đề này không chỉ khiến các nhà tuyển dụng đau đầu. Mà còn ảnh hưởng đến chính những người trong cuộc.
Vì thế, trước khi muốn bước vào nghề và tránh mất thời gian, các bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng 5 yếu tố dưới đây:
Công ty sẽ không đào tạo từ A – Z
Mức lương tuyển dụng hấp dẫn khiến các bạn trẻ mang đầy một bầu tâm huyết và tự tin ứng tuyển vị trí sale fitness. Nhưng đa phần trong số họ đều không có kinh nghiệm. Họ mong đợi sẽ được đào tạo, cầm tay chỉ tiệc từ A – Z để có thể cống hiến lâu dài cho công ty.
Thế nhưng rất nhiều công ty công thể đáp ứng được mong muốn trên. Thứ họ đào tạo duy nhất chính là dịch vụ của phòng tập nhưng ở mức độ cơ bản. Ngoài ra, có thể bonus thêm quy trình tiếp đón khách hàng, kỹ thuật telesale căn bản và một số mẹo để chốt sale từ người đi trước.
Còn làm thế nào để giao tiếp với khách hàng; khi nào thì cần lắng nghe và khi nào cần tư vấn; làm thế nào để tăng tỉ lệ chốt sale; làm thế nào để đánh đúng làm tâm lý khách hàng; hay những kiến thức về sức khỏe, dinh dưỡng… Họ hoàn toàn không được đào tạo.
Vì thế, salesperson mới bước vào nghề rất dễ chán nản, chây ì. Gặp khách hàng thì lóng ngóng, tư vấn thiếu logic, cung cấp sai thông tin… Kết quả, chốt sale thất bại.
Tóm lại: muốn trở thành một best seller, không có gì bằng tự học, tự tìm tòi, thu nạp thêm kiến thức, kỹ năng. Nếu bạn thực sự nghiêm túc với nghề, hãy lên một kế hoạch tự rèn luyện thật chi tiết để gặt hái được nhiều thành công.
Sale gym cũng rất áp lực về doanh số
Làm sale – dù là ở bất cứ ngành nghề lĩnh vực gì – thì chắc chắn sẽ rất áp lực về doanh số. Và sale fitness cũng không ngoại lệ. Bởi vì bạn chính là bộ phận quan trọng tạo ra doanh thu và giúp công ty phát triển ổn định. Việc nhận lương theo năng lực, theo hoa hồng là một điều hiển nhiên. Nếu doanh số trong tháng càng cao, đồng nghĩa với thu nhập của bạn càng cao, và ngược lại.
Vì vậy, đừng bất ngờ nếu môi trường này khiến bạn gặp nhiều áp lực về doanh số. Hãy sử dụng bản lĩnh và sự chịu khó học hỏi, tiếp thu để nâng cao năng lực, trình độ. Khi vượt qua được giai đoạn khó khăn đầu tiên thì bạn sẽ có thể phát triển được rất xa trong ngành. Còn nếu bạn sợ hãi về doanh số, Sale fitness không phải là một công việc phù hợp dành cho bạn.
Tìm kiếm khách hàng tiềm năng không phải là điều dễ dàng
Trong một thị trường bão hòa như hiện nay, việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng là không hề dễ dàng. Chưa tính đến làm thế nào để thuyết phục khách mua sản phẩm, dịch vụ của phòng tập và ở lại lâu. Vì thế, khi xác định trở thành một Sale fitness, bạn cần phải chủ động khai thác đa kênh để tìm kiếm khách hàng cho mình. Đừng trông chờ và phục thuộc vào kênh WALK-IN hay nguồn từ marketing đem về. Bởi nó chẳng khác gì việc ôm cây đợi thỏ.
Tham khảo một vài gợi ý dưới đây để phát triển đa kênh tìm kiếm khách hàng phòng gym:
- Telesale: Có thể tận dụng data từ những mối quan hệ. Hoặc thậm chí bỏ tiền ra mua data phù hợp với phân khúc khách hàng mà mình đang hướng tới. Sau đó xây dựng một kịch bản telesale và kỹ thuật tư vấn phù hợp, sáng tạo, đánh trúng tâm lý khách hàng.
- Outdoor: Bước ra ngoài cánh cửa, quan sát những người mà bạn cho là khách hàng tiềm năng. Tiếp cận, kết nối, đặt lịch hẹn để họ ghé qua trung tâm. Đây là một cách bán hàng thông minh và rất tốt trong việc cải thiện kỹ năng giao tiếp. Đồng nghĩa với đó là táo bạo và mạo hiểm.
- Xây dựng thương hiệu cá nhân: Đây là cả một quá trình. Trước tiên, bạn cần xây dựng tầm ảnh hưởng của mình trong nghề. Hoặc cũng có thể xây dựng những kênh thông tin hữu ích để thu phễu khách hàng. Hãy sử dụng linh hoạt các kênh online: facebook, instagram, zalo, youtube, website, tiktok…
- Chăm sóc khách hàng cũ: Chăm sóc khách hàng cũ đã hoặc đang tập tại trung tâm fitness. Họ có thể tái ký hợp đồng hoặc upsell lên gói tập dài hơn. Thậm chí là giới thiệu phòng tập của bạn cho bạn bè, người thân khác.
- Tiếp khách walk-in, khách từ kênh marketing của công ty: Đương nhiên, vẫn không thể bỏ qua kênh này. Đây thường là nguồn khách chất lượng nhưng khó tính. Bạn hãy xây dựng kịch bản và chuẩn bị kỹ năng giao tiếp để tăng khả năng chốt sale.
Gọi 1000, hẹn được 1, từ chối 99%
Không phải lúc nào telesale cũng thành công. Và tình trạng gọi 1000, hẹn được 1, từ chối 99% là chuyện hết sức bình thường. Vì thế, muốn trở thành một sale gym chuyên nghiệp, bạn cần rèn luyện cả tính kiên trì, nhẫn nại.
Hãy quay trở lại nghiên cứu kỹ vì sao mình chốt sale thất bại. Nguyên nhân do đâu. Từ đó tìm kiếm phương án tiếp cận thông minh hơn. Cộng thêm sự kiên nhẫn, chắc chắn sẽ giúp bạn đạt kết quả tốt hơn.
Làm việc 14 đến 16 tiếng mỗi ngày là bình thường
Hãy luôn nhớ, thời gian 8 tiếng không phải là thước đo hiệu suất công việc của một nhân viên sale fitness. Mà điều quan tâm duy nhất chỉ có doanh số. Vì vậy, việc bạn phải làm thêm từ 14 – 16 tiếng một ngày là hết sức bình thường. Sẽ chẳng có nhiều thời gian cho bản thân, gia đình, bạn bè, người yêu – Đó là những gì bạn cần chuẩn bị trước khi vào nghề này.
Tổng kết
Làm sale phòng gym là gì? Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về nghề sale fitness. Ngành gym giai đoạn này đã bão hòa và cạnh tranh mạnh mẽ. Có thể đạt tới mức bán kính 1km có đến 10 trung tâm fitness khổng lồ. Khách hàng có quá nhiều sự lựa chọn. Vì vậy, sale gym lại càng phải chăm chỉ, nỗ lực, kiên trì; tận dụng hết những kiến thức, trải nghiệm để vận dụng và chốt sale thành công.