Chấn thương khớp khuỷu tay khi tập gym: Nguyên nhân, cách giảm đau hiệu quả

Khuỷu tay là một trong những bộ phận dễ tổn thương nhất khi bạn tập thể hình, nâng tạ. Thực tế rất nhiều người gặp phải tình trạng chấn thương khớp khuỷu tay khi tập gym. Cơn đau không chỉ ảnh hưởng đến việc sinh hoạt, hiệu quả tập luyện mà còn khiến bạn cảm thấy khó chịu. Vậy nguyên nhân do đâu? Làm thế nào để phục hồi và giảm đau khi chấn thương khớp khuỷu tay nhanh chóng, hiệu quả? GYMdesign tiếp tục mang đến những thông tin hữu ích giúp gymer tập luyện hiệu quả nhất. 

chan-thuong-khop-khuyu-tay-khi-tap-gym

Nguyên nhân bị chấn thương khớp khuỷu tay khi tập gym

Tình trạng đau khớp khuỷu tay, chấn thương hoặc thậm chí là gãy khuỷu tay thường xuất hiện ở những người mới tập tạ và cả vận động viên chuyên nghiệp. Sau khi tập gym, nâng tạ sai cách, bạn sẽ xuất hiện cảm giác đau khớp khuỷu tay khi xoay, vặn, duỗi thẳng hoặc nâng đỡ vật gì đó. 

Đối với người mới bắt đầu, nguyên nhân có thể do sự chuyển động đột ngột, cánh tay, khuỷu tay phải chịu sức nặng quá mức. Kèm theo đó là do chưa có kinh nghiệm nên tập luyện sai kỹ thuật.

Đối với người tập lâu năm, chính vì quá chủ quan trước sức chịu đựng của khớp khuỷu mà quên mất đi tuổi tác hoặc kỹ thuật. Bởi vì dây chằng và gân có thể yếu dần theo độ tuổi. Chính vì thế, họ nâng mức tạ quá mức và dẫn tới chấn thương.

Tóm lại, có 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vấn đề này:

  • Nâng tạ nặng quá sức, sai kỹ thuật

Chọn sai khối lượng tạ, nâng tạ sai cách ảnh hưởng trực tiếp đến khớp khuỷu. Do khối mức tạ quá nặng, sẽ gây ra áp lực đè nặng lên dây chằng, bàn tay, khuỷu. 

  • Khóa khớp khuỷu tay khi tập nâng tạ

Khóa khớp khuỷu tay được hiểu là khi bạn tập nâng tạ, đẩy ngực, cánh tay của bạn duỗi thẳng hết cỡ đến 180 độ. Lúc này khớp khuỷu sẽ mở rộng hết cỡ. Hiện tượng khóa khớp khuỷu dễ gây ra những tổn thương ở phần sụn, gây ra chấn thương. 

khoa-khop-khuyu-tay-khi-nang-ta

  • Chế độ ăn uống không hợp lý

Thực đơn ăn uống hàng ngày không hợp lý, lạm dụng muối, uống ít nước. Điều này có thể gây ra lắng đọng muối không hòa tan ở khớp khuỷu tay. Lúc này, khả năng linh hoạt của khớp khuỷu cũng sẽ bị giảm. Kết hợp với việc nâng tạ quá mức, sai kỹ thuật sẽ khiến khớp khuỷu bị đau. Đặc biệt là khi duỗi thẳng hoặc nâng cánh tay lên cao. 

Tóm lại, tất cả các nguyên nhân trên sẽ gây áp lực lên khuỷu tay. Tác động trực tiếp đến các nhóm cơ, dây chằng. Buộc cơ và dây chằng khớp khuỷu tay phải chống đỡ, từ đó gây ra tình trạng đau, nhức.

Chấn thương khớp có nguy hiểm không?

Chấn thương khớp khuỷu tay sau khi nâng tạ là tình trạng nguy hiểm. Nó gây ra hiện tượng đau khuỷu tay; làm khớp khuỷu mất dần độ linh hoạt; căng cơ. Khi chấn thương diễn ra bên trong mà không được phát hiện, nó có thể gây viêm, biến dạng, thoái hóa khớp; đứt dây chằng, trật khớp hoặc gãy tay. 

  • Viêm bao hoạt dịch khuỷu tay 

Viêm bao hoạt dịch khuỷu tay là tình trạng viêm nhiễm, gây sưng tấy, đau nhức vùng xung quanh khớp khuỷu tay. Nó gây khó khăn khi cử động khuỷu tay hoặc nâng tạ ở tay.

Bình thường, chất lỏng hoạt dịch sẽ có ở khớp khuỷu tay. Nhưng trong trường hợp này, chất lỏng hoạt dịch tích tụ quá nhiều ở không gian giữa khớp và xung quanh bao hoạt dịch. Do đó dẫn đến tình trạng viêm bao hoạt dịch khuỷu tay. Việc nâng tạ bằng tay, lặp đi lặp lại nhiều lần động tác nặng, nâng tạ một cách đột ngột bằng khớp khuỷu tay gây ra viêm khớp.

viem-bao-hoat-dich-khuyu-tay

  • Viêm gân cơ bắp tay

Viêm gân – bệnh khớp khuỷu là tình trạng  mô gân ở vị trí này bị viêm.  Khi sờ nắn sẽ thấy rõ cảm giác đau, thị vào trong trạng thái nghỉ của khớp. Nguyên nhân vẫn là do nâng tạ quá sức. Viêm gân khiến những cơn đau xuất hiện. Nhiệt độ ở vùng khớp tăng lên, khiến cho khớp bị sưng, đỏ. Thậm chí có thể xuất hiện tiếng kêu lục cục đăng trưng khi cử động khớp. Khi khớp được nghỉ ngơi, cơn đau sẽ giảm. 

chan-thuong-khop-khuyu-tay-khi-tap-gym

  • Viêm túi thanh mạc

Viêm túi thanh mạc biểu hiện bằng những cảm giác đau đớn mạnh xuất hiện khi nắm chặt bàn tay thành nắm đấm hoặc bóp mạnh một vật gì đó. Cơn đau xảy ra do viêm các dây chằng loét. Điều này đi kèm với sự giảm sút trong quá trình trao đổi chất. Với bệnh này, sẽ không sưng và đỏ, khớp có biểu hiện bình thường nên khó phát hiện. 

 viem-tui-thanh-mac

  • Trật khớp

Tập luyện sai kỹ thuật khiến bạn bị trật khớp khuỷu. Việc này có thể làm hỏng các dây chằng. Vùng khuỷu tay bị đau, sưng và tấy đỏ.

Nếu là chấn thương ở bên ngoài và biểu hiện rõ ràng thì dễ nhận biết. Song các chấn thương nguy hiểm diễn ra ở trong khớp khuỷu tay có thể không xảy ra ngay lập tức. Nó tiến triển từ từ và quá trình này có thể kéo dài trong vài năm. Lúc này, những hồi chuông đầu tiên báo trước bệnh khớp khuỷu tay là đau nhẹ ở vùng khuỷu tay; cũng như giảm biên độ cử động của khớp khi vận động.

trat-khop

Cách giảm đau, phục hồi hiệu quả, an toàn 

Chấn thương khớp khuỷu tay khi nâng tạ, tập thể hình trong thời gian dài có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, ngay khi cảm nhận được khuỷu tay đang bị đau sau khi tập, bạn có thể áp dụng một số cách giảm đau, phục hồi dưới đây: 

  • Chườm đá trong khoảng 10 -15 phút
  • Massage nhẹ nhàng vùng khớp bị đau
  • Bài tập kéo căng khớp khuỷu tay nhẹ nhàng
  • Hạn chế những bài tập nặng cho tay 
  • Bổ sung thêm omega – 3

Bạn có thể xem chi tiết cách giảm đau sau khi tập gym ở đây: https://gymdesign.vn/cach-giam-dau-nhung-ngay-dau-tap-gym/.Bài viết hướng dẫn chi tiết đầy đủ, kể cả cho người mới bắt đầu tập gym bị đau. 

chan-thuong-khop-khuyu-tay-khi-tap-gym

Cách điều trị chấn thương, viêm gân, viêm khớp khuỷu tay khi nâng tạ

Trường hợp bạn chỉ đau nhẹ, có thể thực hiện các phương pháp giảm đau như ở trên. Cơn đau sẽ biến mất sau 24 – 72 tiếng tiếp theo. Nhưng nếu cơn đau không dứt mà còn trầm trọng hơn, có thể bạn đã bị viêm gân, viêm bao hoạt dịch hoặc rách dây chằng. Khi đó hãy đến thăm khám bác sĩ để có phương án chữa trị kịp thời và hiệu quả. Tránh để lâu ngày làm mất đi sự linh hoạt của khớp khuỷu tay. Đồng thời, nghỉ tập trong một thời gian để hồi phục chấn thương. 

Ngoài ra, một số biện pháp điều trị chấn thương khuỷu tay khác:

  • Dùng thuốc Ibuprofen điều trị viêm khớp và viêm màng cứng. Thuốc này có tác dụng giảm đau, hạ sốt  không phải là steroid. Ibuprofen tồn tại ở dạng viên nén hoặc gel bôi. Bạn có thể dụng gel xoa trực tiếp lên khớp khuỷu 2 – 3 lần/ngày. Các bác sĩ cũng khuyên dùng thuốc Nurofen. Trong thuốc này có chứa ibuprofen, codeine, có tác dụng hữu ích đối với khuỷu tay bị đau.
  • Nếu việc điều trị bằng thuốc không thành công, có thể tiêm kháng sinh và  corticosteroid vào vùng gân bị viêm.
  • Y học cũng phát minh là biện pháp điều trị chấn thương khớp khuỷu tay bằng liệu pháp sóng xung kích và điều trị bằng tia laser đặc biệt. Các phương pháp mới sẽ hỗ trợ vận động viên cử tạ nhanh chóng phục hồi khi thi đấu. 

cach-dieu-tri

Lưu ý:

  • Người bị chấn thương khớp khuỷu vẫn nên duy trì một số bài tập nhẹ nhàng cơ bản. Nó có tác dụng tích cực trong việc điều trị và phục hồi chấn thương. 
  • Những loại thuốc giảm đau GYMdesign đưa ra trên đây chỉ là gợi ý trong phương pháp điều trị viêm khớp của các chuyên gia, bác sĩ. Khi bị chấn thương, tốt nhất bạn nên tham khảo để biết chính xác liều lượng và các dùng thuốc hợp lý. 

Lưu ý khi nâng tạ tránh tình trạng chấn thương khớp khuỷu

Khớp khuỷu tay bị chấn thương khiến bạn không thể vận động bình thường. Thậm chí là phải nghỉ một vài buổi tập. Đây là điều không mong muốn với những người đang tập thể hình. Chính vì thế, GYMdesign đưa ra một vài gợi ý quan trọng dưới đây giúp bạn tránh chấn thương khi tập thể hình:

  • Có kế hoạch tập luyện hợp lý.
  • Tăng dần mức tạ phù hợp với thể trọng, sức chịu đựng của tay.
  • không nên thực hiện các chuyển động đột ngột khi tập luyện.
  • Khởi động kỹ trước khi tập luyện là điều cần phải làm. 
  • Duy trì các bài tập giãn cơ sau khi nâng tạ, tập thể hình. 
  • Sử dụng dụng cụ bảo hộ khuỷu tay tạo lực nén, giúp giảm chấn thương hiệu quả. 
  • Bổ sung chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp, không  tập luyện quá sức. 

chan-thuong-khop-khuyu-khi-tap-the-hinh

Tóm lại

Chấn thương khớp khuỷu tay khi tập gym, nâng tạ là tình trạng không thể xem nhẹ. Nó có thể gây ra các hiện tượng viêm, trật khớp, đứt dây chằng. 

Khớp khuỷu tay là vị trí dễ bị chấn thương nhất khi thực hiện các bài tập thể hình, nâng tạ. Bởi vì ở khuỷu tay không chỉ là khớp mà còn có các cơ và gân lân cận. Khi bị căng thẳng, cả cơ, khớp và dây chằng đều có thể bị đau. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khi bị đau, chấn thương khớp. Do đó, để điều trị một cái gì đó, trước tiên bạn phải làm rõ nguồn gốc của cơn đau.